Chuyên mua bán trăn giống, trăn cảnh, trăn bạch tạng, Trăn vàng
BẢNG GIÁ TRĂN GIỐNG MỚI NHẤT 2019
Xem thêm cá sấu giống
GIÁ TRĂN GIỐNG VÀ GIÁ TRĂN THỊT HIỆN NAY
Trăn giống tùy vào từng loại và từng size mà có giá khác nhau giao động LH sdt 0945 76 72 79 để được báo giá chi tiết
Trăn thịt cũng tùy vào kích thước và trọng lượng LH sđt 0945767279 để được báo giá cụ thể
THỜI GIAN NUÔI TRĂN THỊT
Thời gian nuôi trăn từ lúc mới nở đến khi xuất chuồng được thường 1,5-2 năm
TRĂN CÓ THỂ LÀM GÌ
Nuôi trăn lấy thịt làm thực phẩm vì nguồn thịt từ trăn bổ dưỡng, lấy da làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp da, lấy mỡ trăn chữa bệnh, làm đẹp, nấu cao trăn chữa bệnh ngoài ra nuôi trăn làm thú cưng đang là mốt của giới trẻ yêu thích động vật máu lạnh, muốn thuần dưỡng chúng trở thành những con vật gần gũi với con người.
Trong số các loại trăn cảnh phổ biến nhất là Trăn Bạch Tạng và Trăn Vàng
Thức ăn của trăn đa dạng gồm: chim cút, gà, vịt què, đầu gà, thịt cá đông lạnh. Để giảm chi phí nuôi, người nuôi có thể bẫy chuột cho trăn ăn. Trăn bạch rất hiền, được ưa chuộng làm kiểng, hoặc xuất khẩu, thu nhập cao. Kỹ thuật nuôi tương tự trăn thường, có điều khẩu phần ăn chỉ bằng một nửa so với các loại trăn khác.
Nuôi trăn bạch cần lưu ý tránh gió, lựa chọn trăn giống khỏe mạnh, quá trình nuôi chú ý thời tiết lạnh phải thắp điện sưởi ấm ban đêm, ban ngày đem phơi nắng khoảng 20 phút cho trăn khỏe mạnh…
Đầu có đường vạch hình chữ thập hoặc vạch chấm ở giữa đầu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng…còn trăn đất đa phần mắt đen, có viền sọc hai bên đầu…”.
Làm chuồng nuôi Trăn Thương phẩm
Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng khi nuôi trăn bởi trăn rất khoẻ, nếu nó chui được đầu thì sắt 8-12 li đều bị trăn bẻ gãy.
Chuồng có thể làm bằng gỗ thanh, nan tre, sắt, lưới mắt cáo… có khe, lỗ rộng từ 1-2,5cm (tuỳ loại trăn nuôi) để tiện vệ sinh và không cho trăn chui ra ngoài.
Kích thước ô chuồng cao 0,6-0,7m, rộng 0,5-0,6m, dài 24m. Với diện tích này có thể nhốt các loại trăn theo số lượng: trăn sơ sinh 0,5kg/con nhốt 8-12 con, từ 0,7-2kg/con nhốt 5-7 con, từ 2,5-5kg nhốt 3-4 con, từ 5kg trở lên nhốt 2-3 con.
Chuồng nuôi trăn
Nơi có điều kiện đất rộng nên làm chuồng kết hợp với khu vườn rừng chăn thả, có rào lưới sắt tráng kẽm chắc chắn.
Thức ăn cho trăn chủ yếu là những động vật có máu nóng ( gà, vịt, chim cút non…, thú có guốc nhỏ (thịt heo, bò, dê, cheo mễn…), các loài gặm nhấm (thỏ, chuột…)
Nước là một yếu tố cần thiết cho đời sống của trăn, tuy rằng nhu cầu không nhiều và thường xuyên vì lượng nước có trong thức ăn đã đủ cho nhu cầu cơ thể. Sau khi ăn xong, trong quá trình tiêu hoá trăn cần uống nước. Những ngày nóng bức và đặc biệt khi sắp thay da trăn trầm mình trong nước. Nước giúp nó lột xác mau chóng và dễ dàng hơn; thiếu nước lớp vẩy sừng thường bị sát khó bong. Vì vậy, trong chuồng nuôi cần thiết phải có một chậu nước cho trăn.
Nuôi trăn thịt cần chú ý
Trăn con từ 1 tháng tuổi đến 0,5kg, 1 tuần cho ăn 1 lần, hết 0,5kg thức ăn trong 1 tháng.
Trăn từ 1 – 5kg cho ăn 2-3 lần/tháng, mỗi lần từ 1-1,5kg thức ăn.
Trăn từ 6-10kg cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần cho ăn từ 1,5-1,7kg thức ăn.
Trăn trên 10kg, cứ 8-20 ngày cho ăn 1 lần, mỗi lần từ 3-5kg thức ăn.
Ngoài ra, còn cần chú ý bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP… hòa vào nước cho uống sau mỗi lần trăn ăn hoặc uống trực tiếp.
Nuôi trăn sinh sản
Thông thường trăn sống đơn độc. Chỉ đến mùa sinh sản những con trăn đực và trăn cái mới tìm đến nhau. Mùa phối giống của trăn từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời gian phối tốt nhất là tháng 11-12. Trước mùa phối giống 1 tháng cho con cái ăn thật no để có đủ dinh dưỡng tích mỡ và tạo trứng.
Tuổi trăn phối giống là 28-30 tháng tuổi. Khi trăn cái muốn giao phối thường tiết ra mùi đặc hiệu để dụ con đực. Lúc này thả trăn đực khoẻ mạnh có trọng lượng bằng hoặc to hơn vào, chúng xoắn xuýt, giao phối với nhau 1-3 giờ. Nên cho phối kép để đảm bảo trứng thụ thai và có tỉ lệ nở cao.
Trăn cái mang thai từ 120-140 ngày. Trong thời gian trăn cái có chửa không cho ăn hoặc cho ăn mỗi lần một ít để tránh chèn ép trứng.
Khi chuẩn bị đẻ, con cái bò đi bò lại trong chuồng, đào đất, tìm chỗ trũng, có rơm, cỏ khô để đẻ. Có thể làm ổ đẻ cho trăn bằng bao xác rắn đựng trấu cài đặt vào một góc chuồng, nơi yên tĩnh, tránh gió lùa…
Mỗi lần trăn cái đẻ từ 10-100 quả trứng. Sau khi đẻ hết trứng vào ổ, trăn cái tự cuộn tròn lại trên trứng để ấp. Khi trăn ấp nên kiểm tra vài lần, nếu thấy các quả trứng to đều, trắng, khô ráo, vỏ láng bóng là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ xỉn vàng… là trứng hỏng phải loại bỏ.
Thời gian ấp trứng 53-55 ngày thì nở. Trăn con tự mổ vỏ trứng chui ra. Sau 1-2 ngày có những con trăn yếu không tự mổ vỏ chui ra, phải đem thả những quả trứng này vào nước ấm kích thích để trăn con tự mổ vỏ chui ra. Còn quả nào chưa nở, ta hỗ trợ bằng cách xé vỏ dài 1cm, lần tìm đầu trăn con nhẹ nhàng kéo ra. Trăn mới nở dài 50-60cm, nặng 80-140g.
Trăn con sau khi nở có thể tự sống 3-5 ngày bằng khối noãn hoàng tích ở trong bụng. Sau thời gian này, bụng trăn con xẹp lại, da nhăn nheo và lột xác đầu tiên. Trăn khỏe mạnh bình thường cho ăn 4-5 lần/tháng, trăn yếu cho ăn 10 lần/tháng. Thức thích hợp thịt lợn nạc, thịt bò, trâu, dê… tươi ngon thái nhỏ.